Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật – Phân loại và công dụng

Trong phòng thí nghiệm thủy sản, để có thể phân lập và định danh các loại vi khuẩn gây bệnh trên tôm cần sử dụng đến các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thích hợp. Môi trường nuôi cấy vi sinh là hỗn hợp các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật

Nuôi cấy vi sinh vật là sự tiếp mẫu vào dụng cụ chứa môi trường dinh dưỡng vô trùng. Trong môi trường chất rắn có Agar được thực hiện bằng que cấy có vòng kim loại ở đầu đã qua khử trùng trước khi sử dụng. Còn đối với môi trường chất lỏng thường được thực hiện bằng Pasteur pipette, sự tiếp mẫu được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Để có thể nuôi cấy vi khuẩn thành công thì chúng ta cần lựa chọn cho chúng các môi trường nuôi cấy thích hợp.

Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thông dụng

Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thường là dạng lỏng hoặc dạng rắn. Hiện nay các phòng thí nghiệm thường sử dụng các môi trường nuôi cấy vi sinh vật sau:

Môi trường nuôi cấy vi khuẩn trong đĩa thạch

1. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào thành phần môi trường

Nếu phân loại dựa vào thành phần môi trường thì các môi trường nuôi cấy vi khuẩn được chia làm hai loại gồm:

— Môi trường nuôi cấy tự nhiên: Đây là loại môi trường chứa các chất hữu cơ khác nhau không biết rõ thành phần hóa học vì vậy còn được gọi là môi trường không xác định về mặt hóa học. Môi trường tự nhiên chứa dịch chiết thịt bò, hoặc dịch chiết nấm men.

+> Ví dụ: Môi trường mạch nha, môi trường LB, môi trường cao thịt Pepton

— Môi trường nuôi cấy tổng hợp: Đây là loại môi trường biết rõ về các thành hóa học nên còn được gọi là môi trường xác định. Môi trường chứa các dung dịch pha loãng của hóa chất tinh khiết, không có nấm men, động vật hoặc mô thực vật, thường được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu hơn là sản xuất.

+> Ví dụ: Môi trường Gause sử dụng trong xạ khuẩn

— Môi trường bán tổng hợp: Môi trường tự nhiên như một số thành phần hóa học đã được xác định rõ.

2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào trạng thái môi trường

— Môi trường đặc: Những môi trường có bổ sung thêm thạch (Agar – Agar) hay silica gel

— Môi trường bán đặc: Những môi trường chỉ chứa một lượng nhỏ thạch (từ 0,2 – 0,7% ), được sử dụng để quan sát khả năng di chuyển và hoạt động của các vi sinh vật.

— Môi trường lỏng: Những môi trường không bổ sung các chất làm đông đặc, tồn tại ở dạng lỏng, thường được sử dụng trong nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm và sản xuất lớn tại các nhà máy lên men công nghiệp.

Hình ảnh một số loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật 

3. Môi trường vi sinh vật dựa vào mục đích sử dụng

— Môi trường tăng sinh: Môi trường mà ở đó các chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, cao nấm men, mô động vật,… thích hợp với một nhóm vi sinh vật sẽ được bổ sung lên môi trường cơ sở.

— Môi trường nuôi cấy chọn lọc: Đây là loại môi trường được sử dụng cho từng nhóm vi sinh vật riêng biệt. Có nhiều trường hợp môi trường chọn lọc được thiết kế dựa trên nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của từng nhóm vi sinh vật nhất định.

+> Ví dụ: Môi trường Eosin Methyene Blue để phát hiện vi khuẩn Gram dương như Coliform, môi trường vô đạm Ashby dùng để phân lập vi khuẩn Azorobacter,…

— Môi trường nuôi cấy giám biệt: Sử dụng trong việc giám định, phân biệt hai hoặc nhiều loại vi khuẩn cùng sinh trưởng trên một môi trường dựa vào tính chất hóa sinh của sinh vật. Trong y học, người ta thường dùng môi trường EMB để giám biệt vi khuẩn đường ruột.

+> Ví dụ: Thạch Blood Agar chứa máu tim bò gặp Streptococcus sẽ trở nên trong suốt, Mannitol Agar dùng để phân biệt lên men mannitol,…

— Môi trường vi sinh cấy chuyển: Đây là loại môi trường có khả năng lưu trữ tạm thời các mẫu, duy trì khả năng sống của mẫu và không làm thay đổi nồng độ mẫu, môi trường không chứa carbon, nitơ và tác nhân hữu cơ tránh sự nhân bản của mẫu. Môi trường vi sinh cất chuyển được sử dụng trong môi trường yếm khí.

Ngoài các môi trường trên thì còn có một số loại môi trường đặc biệt khác có thể kể đến như: Môi trường phân tích dùng để định lượng các chất kháng sinh, Vitamin; Môi trường khử dùng trong việc nuôi cấy các vi sinh vật kỵ khí; Môi trường nuôi cấy mô chuyên sử dụng cho nuôi cấy tế bào và mô động vật hoặc sử dụng để nuôi cấy tế bào các nhóm vi sinh vật chuyên ký sinh,…

Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh sử dụng trong thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng, các môi trường nuôi cấy vi khuẩn là một trong những dụng cụ quan trọng trong việc quản lý và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong ao nuôi. Hiện tại, có 3 loại môi trường nuôi cấy được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

1. Môi trường nuôi cấy vi sinh – TCBS Agar Plate

Kiểm soát Vibrio luôn là vấn đề quan trọng và được người nuôi quan tâm nhất hiện nay. Vibrio là nguyên nhân gây các bệnh hoạt tử gan tụy, phân trắng, phát sáng trên tôm. Với việc sử dụng đĩa thạch TCBS Agar Plate là môi trường dùng để nuôi cấy, định lượng và phân tích vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi để từ đó giúp người nuôi có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục một cách hiệu quả nhất.

Các loài Vibrio được phát hiện bằng đặc điểm do khuẩn lạc sinh ra trên môi trường, các loại khuẩn lạc thể hiện qua sự lên men của sucrose. Khi dùng đĩa thạch TCBS  chúng ta nên dùng mẫu xét nghiệm tươi là tốt nhất.

Các môi trường nuôi cấy vi khuẩn – TCBS

2. Môi trường nuôi cấy vi sinh – Marine Agar Plate

Marine Agar Plate là một trong các loại môi trường nuôi cấy vi sinh sử dụng với mục đích nuôi cấy, định lượng tổng vi khuẩn nước mặn giúp người nuôi có thể đánh giá tình hình ao nuôi và phân tích được những rủi ro tiềm ẩn.

Hình ảnh môi trường nuôi cấy vi sinh Marine

3. Môi trường nuôi cấy vi sinh – MRS Agar Plate

Vi sinh Lactobacillus  đóng vai trò quan trọng trong các loại chế phẩm sinh học có lợi với hệ tiêu hóa động vật ứng dụng nhiều trong công nghệ lên men sinh học, không chỉ lên men nhiều loại thức ăn phổ biến trong môi trường sống như ở thực phẩm, đường ruột, chất thải, đường miệng miệng,… Sử dụng môi trường nuôi cấy vi sinh – MRS Agar Plate sẽ giúp quý vị nuôi cấy, định lượng các chủng Lactobacillus trong các sản phẩm vi sinh thương mại.

Môi trường nuôi cấy vi sinh – MRS

Comments (0)
Add Comment